x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

Trẻ tăng động: Dạy dỗ sao cho hiệu quả?

Trẻ tăng động: Dạy dỗ sao cho hiệu quả?

Trong những năm gần đây, trẻ mắc bệnh tăng động, giảm chú ý ngày càng gia tăng trong độ tuổi học đường đang là vấn đề được các gia đình, xã hội đặc biệt quan tâm. Nhận biết và ứng xử của cha mẹ và thầy cô giáo với trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào là chủ đề được chia sẻ tại Hội thảo “Nâng niu trí tuệ trẻ” vừa diễn ra tại Hà Nội.

 

 

Dấu hiệu của trẻ tăng động

Tại Hội thảo, cô giáo Nguyễn Thu Phương, GV Trường Mầm non tư thục Á Châu (Hà Nội) chia sẻ: Trong lớp em dạy có một học sinh 4 tuổi, nhưng cậu bé không bao giờ ngồi im để học mà thường chạy nhảy lung tung. Nếu bắt ngồi thì bé vặn vẹo, ngọ nguậy, đung đưa co duỗi chân tay không ngừng.

Điều này rõ nhất khi ngồi trong lớp học trẻ không nghe cô giảng, trẻ hết quay bên nọ lại sang bên kia, tự nhiên lấy đồ của bạn, tự nhiên đứng lên, tự động bỏ chỗ không xin phép cô giáo, gây mất trật tự trong lớp. Nếu càng bắt bé ngồi yên chúng càng ngọ nguậy. Buổi đầu tiên đến lớp, cậu bé này không biết nói mà chỉ nói lại những lời người khác nói, mặc dù 4 tuổi nhưng hành vi của bé chỉ giống trẻ 2 tuổi.

Chị Nguyễn Thị Hiền (Mai Động, Hà Nội) tâm sự: “Gia đình chị có một cháu trai 8 tuổi nhưng mới học lớp 1. Cháu rất nghịch, khả năng biết chữ rất kém. Trong lớp, cháu không hợp tác với các bạn và cô giáo. Khi đi chơi, cháu không tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài. Ở lớp, khi cô giáo hỏi, cháu thường trả lời ngay khi chưa nghe hết câu hoặc thường nói leo khi chưa đến lượt trả lời”.

Theo một số đánh giá, số trẻ tăng động giảm chú ý chiếm từ 3% đến 6% tổng số trẻ em theo các vùng có sự khác biệt về văn hóa, lãnh thổ. Cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) với một số triệu chứng bắt đầu từ trước tuổi lên 7. Tỷ lệ toàn cầu cho trẻ em là 5% và trẻ trai có khả năng mắc cao gấp ba lần trẻ gái.

 

Không bạo lực với trẻ

TS Đỗ Thị Thảo - Trưởng bộ môn Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ Trường ĐHSP Hà Nội - cho biết, trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện rất sớm, từ 18 - 30 tháng tuổi. Tuy nhiên phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi học đường, tức là giai đoạn tiểu học.

Cuộc sống của một đứa trẻ mắc tăng động giảm chú ý dường như rất cô đơn, chúng luôn chật vật để tìm kiếm một người có thể thấu hiểu mình. Chính vì luôn mất tập trung, hiếu động nên trẻ không thể hoàn thiện việc được giao, bởi vậy, trẻ rất dễ rơi vào tuyệt vọng, luôn cảm thấy bị cô lập và thất bại dưới những ánh nhìn khó chịu của mọi người, đôi khi bị gắn mác là “trẻ hư”. Do vậy, sự hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô chính là liều thuốc hữu hiệu giúp các em sớm hòa mình vào thế giới xung quanh và phát triển như bao trẻ bình thường khác.

Theo TS Thảo, trẻ bình thường còn gặp khó khăn về viết, bởi khi viết được các em phải có định hướng không gian rất tốt. Với trẻ tăng động giảm chú ý thì việc này càng trở nên khó khăn hơn vì khả năng định hướng không gian của trẻ rất kém. Vì thế cha mẹ, nên trao đổi với thầy cô để nhận được sự giúp đỡ trong việc giáo dục trẻ.

TS Thảo cũng cho biết, cha mẹ cần phân biệt trẻ hiếu động với trẻ tăng động giảm chú ý. Với trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn trẻ tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi của mình. Trẻ tăng động giảm chú ý dễ bị mất tập trung khi bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, khó chú ý, hầu như không thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn, dễ bị lôi cuốn với bên ngoài, hay bỏ dở nhiệm vụ đang làm. Đặc biệt với trẻ tăng động giảm chú ý, khó khăn nhất là vấn đề vận dụng ngôn ngữ.

Vì thế, cha mẹ và cô giáo cần chú ý đến sự phát triển vốn từ, ngôn ngữ của trẻ như cần cung cấp các mẫu câu cho con. Chẳng hạn chỉ vào cái áo và hỏi con: “Đây là cái gì? Áo dài hay áo cọc? Nó có màu gì? Nó có khác cái áo hôm qua mẹ mặc…”. Dần dần trẻ sẽ học được vốn từ qua các mẫu câu được cha mẹ cung cấp.

TS Đỗ Thị Thảo cũng cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản. Rối loạn này bắt nguồn từ não bộ, tiền đình của trẻ. Dùng bạo lực chỉ khiến đứa trẻ tăng động nhiều hơn. Mỗi cá thể sinh ra đều là một tài năng đặc biệt, trẻ tăng động cũng đặc biệt như vậy. Trẻ luôn cần sự quan tâm và chăm sóc từ phía cộng đồng.

 

Theo Phương Thảo
Giáo dục và Thời đại

Đặt hẹn lịch tư vấn
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.16323 sec| 1971.43 kb