x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ TẠI NHÀ

1. Trẻ khiếm thính:

- Trẻ nghe kém cần phải có công nghệ hỗ trợ nghe phù hợp và trẻ phải đeo/sử dụng thiết bị đó trong suốt thời gian khi thức

- Trẻ bị nghe kém cần phải được tiếp xúc với âm thanh để học cách nghe và nói.

- Trẻ bị nghe kém có nhu cầu tiếp xúc với âm thanh nhiều gấp 3 lần để học từ mới và khái niệm mới vì trẻ không được nghe liên tục 24/7

2. Bảng phát triển ngôn ngữ:


Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ có vốn ngôn ngữ khác nhau và cách hiểu, cách biểu hiện khác nhau. Dựa vào bảng phát triển ngôn ngữ của trẻ để cha mẹ có thể hiểu hơn và có cách dạy trẻ tốt hơn.

3. Vai trò của các chuyên gia:

- Huấn luyện và hướng dẫn cha mẹ.

- Xây dựng những mục tiêu cá nhân dựa trên các nhu cầu của trẻ và những vấn đề được cha mẹ yêu thích.

- Giải đáp những mục đích và mục tiêu đạt được trong mỗi hoạt động.

- Cho những ví dụ cụ thể để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Khuyến khích cha mẹ chủ động tham gia vào bài học.

4. Vai trò của phụ huynh:

- Đảm bảo trẻ đeo máy trợ thính/điện cực ốc tai cả ngày.

- Kiểm tra máy trợ thính/điện cực ốc tai cả ngày.

- Tuân theo lịch hẹn của chuyên gia thính học/đo thính lực hoặc hiệu chỉnh máy như yêu cầu.

- Cùng tham gia với trẻ vào những hoạt động giải trí và đầy ý nghĩa.

- TRò chuyện với trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ đáp lại.

- Luôn có những kỳ vọng cao và thực tế đối với trẻ.

- Kiên nhẫn.

- Chia sẻ những băn khoăn với chuyên gia thính học hoặc chuyên gia huấn luyện ngôn ngữ.

5. Phương pháp và kế hoạch để phát triển ngôn ngữ.

- Đảm bảo trẻ đeo máy trợ thính/điện cực ốc tai thường xuyên và cả ngày.

- Có một môi trường yên tĩnh và nói ở cự ly gần sát với Micro của thiết bị trợ thính.

- Nói với giọng uyển chuyển.

- Khi nói, mỗi lần chỉ có một lần nói. Tránh để nhiều người nói cùng một lúc với trẻ.

- Thường xuyên nhắc lại và lặp lại từ chính. Những trẻ mới nghe được sẽ dễ dàng tiếp thu được từ mới nếu như từ đó được lặp lại trong nhiều tình huống khác nhau.

- Sử dụng những cụm từ và những câu đơn giản. Thật sai lầm khi cho rằng nói nhát gừng từng từ một sẽ khiến trẻ nghe dễ dàng hơn. Hãy sử dụng những cụm từ hoặc câu ngắn đơn giản sẽ truyền đạt tốt hơn và kèm theo nhiều âm điệu.

- Khuyến khích trẻ thốt ra lời/phát âm: Một vài trẻ cần đến sự gợi nhắc mới thốt ra lời.

Bình luận 1 câu -> Ngưng lại -> nhìn vào trẻ -> Chờ trẻ đáp lại.

- Ngừng lời, cho trẻ chút thời gian để xử lý thông tin nghe được.

- Dùng một người khác hoặc 1 người lớn hơn làm mẫu. Việc có người làm mẫu sẽ tạo cơ hội cho trẻ quan sát và hiểu được yêu cầu mình muốn trẻ thực hiện.

- Hãy tạo ra một ngày riêng cho trẻ chỉ để tạo ra các cơ hội khiến trẻ phải đưa ra yêu cầu hoặc phàn nàn khi ta thay đổi môi trường .

Ví dụ: cho trẻ ăn mà thiếu thìa muỗng, đi giày vào tay trẻ và chờ phản ứng.

- Hãy tạo những khoảng thời gian vui vẻ. Khả năng tiếp thu tốt nhất khi trẻ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động và thấy yêu thích.

6. Phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ tại nhà:

- CÙng tập lắng nghe âm thanh của mọi vật dụng khi đi dạo quanh nhà. Bạn hãy chỉ ra các đồ vật tạo nên âm thanh. Ví dụ: Tiếng gõ cửa, tiếng nước chảy, tiếng chó sủa, tiếng bước chân...

- Tận dụng các hoạt động thường ngày để phát triển kỹ năng nghe, và xây dựng vốn từ vựng. Ví dụ: Giờ ăn, lúc nấu ăn, lúc mặc quần áo, lúc giặt quần áo,...

- Hãy dùng lời nói tường thuật cho trẻ nghe về các đồ chơi mà trẻ đang chơi cùng: ô tô bíp bíp, siêu nhân...

- làm thủ công và nghệ thuật.

- CHơi các trò chơi:

+ Trò chơi đi tìm kho báu (giấu đồ chơi).

+ Trò chơi nâng cao khả năng tập trung (chơi khớp hình dạng, đồ vật, ghép hình).

+ Các trò chơi đơn giản trên bìa, bảng.

+ Trò điều tra (tìm ra một bức ảnh trong 1 bối cảnh).

+ Trò chơi đóng vai, giả vờ làm mẹ, làm bác sỹ...

- Đọc sách cho trẻ: 

+ Các câu chuyện trong sách giúp cho trẻ tiếp xúc và cung cấp làm giàu về vốn từ , cũng như cấu trúc ngôn ngữ phức tạp hơn những hội thoại hàng ngày.

+ Cùng chia sẻ với trẻ qua hình ảnh trong sách ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ chưa biết đọc.

+ Bạn hãy lựa theo sự dẫn dăt/chú ý của trẻ lúc trẻ nhìn vào cuốn sách mới. Đừng ngại khi để trẻ tự lật trang sách theo ý của riêng mình.

+ Mô tả bức ảnh bằng lời nói về hình ảnh mà trẻ chỏ tay vào.

+ Đọc to tên cuốn sách và nói ra khái quát chung của cuốn sách dựa trên ảnh bìa.

+ Dùng giọng nói minh họa theo các nhân vật trong sách để thiết lập sự chú ý của trẻ khi đang đọc.

+ Đọc khá chậm rãi để trẻ có thể xử lý các từ ngữ mà trẻ đang nghe.

- Các khuôn mặt và các địa điểm:

+ DÙng ảnh để dạy về các khuôn mặt và địa điểm.

+ Chụp ảnh lớp học và giáo viên 

Trên đây là những gợi ý để giúp trẻ có thể phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ tại nhà. Cha mẹ cần dựa vào và áp dụng theo những cách khác nhau để trẻ có thể nghe, hiểu và phát âm được.

Đặt hẹn lịch tư vấn
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.04060 sec| 1979.867 kb