x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

Các loại rối loạn lời nói và ngôn ngữ

1. TRẺ CÓ RỐI LOẠN APRAXIA

- Trẻ có rối loạn Apraxia  là trẻ có rối loạn nghiêm trọng về phát âm, âm tiết và từ. Trẻ mắc rối loạn này không phải do yếu cơ, liệt cơ mà do não có vấn đề trong việc điều khiển các cơ quan cấu âm (môi, lưỡi, răng, hàm).

- Trẻ mắc rối loạn này hiểu được những gì trẻ cần nói nhưng não không thể điều khiển được sự kết hợp vận động của các cơ quan cấu âm để tạo ra âm thanh lời nói.

*) Dấu hiệu nhận biết: Tất cả trẻ mắc rối loạn Apraxia không có biểu hiện giống nhau và cần được chuẩn đoán chuyên môn để phát hiện rối loạn.

 - Ở trẻ nhỏ:

          + Trẻ không có những âm thanh: bập bẹ, bi bô, gừ gừ, bà bà, măm măm,...

          + Trẻ chậm nói hoặc nói thiếu âm.

          + Trẻ có những khó khăn về ăn uống.

          + Trẻ thường thay thế một số âm khó bằng âm dễ khi nói.

          + ...

 - Ở trẻ lớn:

          + Trẻ mắc lỗi giữa những âm đối lập mà không phải do các cơ yếu.

          + Trẻ có thể hiểu ngôn ngữ tốt hơn là diễn đạt bằng lời nói.

          + Trẻ gặp khó khăn khi bắt chước các âm lời nói, nhưng việc bắt chước các âm lời nói đối với trẻ tốt hơn là trẻ tự thực hiện các âm lời nói.

          + Trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt một chuỗi lời nói dài

          + ...

- Các khó khăn mà trẻ có rối loạn Apraxia gặp phải:

          + Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.

          + Trẻ bị nhầm lẫn trật tự từ hoặc khó gợi nhớ lại từ.

          + Trẻ khó khăn khi phối kết hợp vận động tinh.

          + Trẻ khó cử động môi miệng

=> Cần đưa trẻ đi kiểm tra thính lực để xác định trẻ có bị điếc và loại bỏ nguyên nhân trẻ bị điếc.

2. TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ PHÁT ÂM

- Nói lắp:

          + Giật rung: Trẻ lặp đi lặp lại một từ hay một chuỗi lời nói, chủ yếu do rối loạn về âm điệu, nhịp điệu và tính lưu loát của lời nói.

          + Co thắt: Là hiện tượng co cứng khi nói, trẻ mắc rối loại này khi nói sẽ khó chuyển từ âm này sang âm khác dẫn đến chuỗi nghỉ hay giật kéo dài vô cớ trong lời nói.

- Nói ngọng:

          + Trẻ thường phát âm sai so với âm chuẩn.

          Vd: Quả Táo => totoá

          + Trẻ nói ngọng có thể là do bộ phận bên ngoài của bộ máy phát âm bị khiếm khuyết.

          + Ngọng sinh lý: Sau một thời gian có thể mất đi, do trẻ trong một thời gian bị ốm, suy nhược thần kinh, suy nhược dinh dưỡng, ốm lâu dài.

          + Ngọng chức năng: Cấu tạo cơ quan cấu âm bình thường nhưng trẻ bị ngọng do trong quá trình uốn nắn trong thời kỳ học nói.

            Trẻ ngọng chức năng thường có các biểu hiện:

  • Nói ngọng phụ âm đầu.
  • Mất hẳn phụ âm đầu.
  • Đổi phụ âm này thành phụ âm khác.
  • Nói ngọng hoặc mất âm đệm.
  • Nói ngọng âm chính.
  • Nói ngọng hoặc mất âm cuối.
  • Đổi âm cuối thành một âm khác.
  • Nói ngọng thanh điệu.

Vd: Mũ => Mú

- Rối loạn giọng điệu:

+ Kết hợp cường độ, trường độ trong giọng nói cùng với âm sắc trong cá nhân về các khoang cộng hưởng trong bộ máy phát âm của mỗi người trong giọng nói. Trẻ mắc rối loạn này, khi nói trẻ sẽ nói quá to hoặc quá nhỏ, quá cao hoặc quá trầm khiến người nghe khó chịu.

+ Nguyên nhân:

Viêm dây thanh

Rối loạn cơ chế thần kinh trung ương, cơ chế ngoại biên: Viêm dây thanh quả, thanh quả bị viêm.

- Chậm nói:

          + Chậm trễ trong việc vận dụng các cơ chế tạo âm trong âm thanh lời nói và trong giao tiếp.

- Không nói được hoặc mất khả năng nói:

          + Không nói được: Trẻ bị rối loạn khả năng biểu đạt lời nói hoặc khả năng cảm thụ tiếp nhận lời nói.

            Nguyên nhân: Do bị chấn thương trong thời kỳ tiền ngôn ngữ đã phá hủy cơ chế trung ương điều khiển hoạt động ngôn ngữ.

            Hậu quả: Không nói được, không nghe được, không hiểu được lời nói.

          + Mất khả năng nói:

TH1: Trẻ hiểu được lời nói của người khác nhưng không nói được do ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp bị phá hủy.

TH2: Trẻ nghe được, còn khả năng sử dụng lời nói nhưng hiểu ít hoặc không hiểu dẫn đến mất khả năng tiếp nhận lời nói.

TH3: Trẻ nghe hiểu nhưng không nói được hoặc nói ít dẫn đến mất khả năng biểu đạt lời nói.

3. TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ LỜI NÓI  VÀ NGÔN NGỮ:

- Lời nói:

+ Trẻ bị suy giảm khả năng phát âm.

+ Khi nói, trẻ có thiếu sót, biến dạng của âm thanh lời nói.

+ Trẻ bị mất lưu loát, có sự bất thường về độ trôi chảy nhịp điệu lời nói.

          + Trẻ có sự bất thường về cao độ, cường độ, trường độ của âm thanh và chất lượng phát âm.

- Ngôn ngữ: Trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ là trẻ có sự chậm trễ đáng kể trong việc sử dụng ngôn ngữ hoặc hiểu về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

          + Trẻ gặp khó khăn về hình thức ngôn ngữ.

          + Trẻ gặp khó khăn về nội dung ngôn ngữ.

          + Trẻ gặp khó khăn về việc sử dụng ngôn ngữ.

* Phương pháp điều trị các rối loạn lời nói và rối loạn ngôn ngữ:

  - Nên để trẻ được điều trị thường xuyên 3-5 lần/ tuần.

  - Trẻ sẽ tiến bộ hơn khi được trị liệu cá nhân hơn là nhóm.

  - Cần lên kế hoạch luyện tập phù hợp cho trẻ.

  - Mục tiêu xây dựng bài học cho trẻ cần phải dựa trên:

          + Mục tiêu cấp bậc học của trẻ.

          + Khả năng nhận thức của trẻ.

          + Nhu cầu sử dụng của trẻ.

- Mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật nghe – nói cần phải đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ.

Đặt hẹn lịch tư vấn
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.01485 sec| 2023.563 kb