Cấu tạo tai
- Cấu tạo của tai
Tai được tạo từ 3 bộ phận khác nhau : tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài:
+ Gờ tai (vành tai)
+ Ống tai ngoài
- Tai giữa:
+ Màng nhĩ
+ Hòm nhĩ
+ Chuỗi xương con: Xương búa, xương đe và xương bàn đạp
+ Vòi tai (Eustachian tube)
- Tai trong
+ Ống bán khuyên
+Tiền đình
+ Ốc tai (Cochlea):
*)Trong ốc tai có:
- Các tế bào lông (Hair cells)
- Hệ nội dịch, hệ ngoại dịch.
2. Chức năng sinh lý của tai
Tai có hai chức năng: chức năng thăng bằng và chức năng nghe
Chức năng thăng bằng
Tiền đình và các ống bán khuyên là nơi có các đầu mút sợi thần kinh cảm nhận về sự thay đổi áp suất chất nội dịch trong tai rồi truyền theo dây thần kinh tiền đình lên các phần thần kinh trung ương để thực hiện chức năng thăng bằng.
Chức năng nghe
Thông thường, tai chúng ta thu nhận âm thanh theo hai con đường:
- Nghe dẫn truyền đường khí thông qua tai ngoài vào tai giữa tới ốc tai:
+ Tai ngoài: Vành tai thu và định hướng âm thanh từ không khí, dẫn truyền âm thanh qua ống tai ngoài vào màng nhĩ.
+ Tai giữa: Màng nhĩ rung động làm cho hệ thống chuỗi xương con rung động, dẫn truyền và khuyếch đại cường độ âm thanh đưa vào tai trong.
+ Tai trong: Các tế bào lông trong ốc tai đóng vai trò như “người phiên dịch” chuyển đổi những rung động cơ học từ tai giữa truyền vào thành luồng xung điện. Luồng xung điện này được đưa đến trung tâm thính giác ở hai bán cầu não thông qua dây thần kinh thính giác.
(Ba bộ phận này hoạt động liên kết với nhau giúp chúng ta có thể nghe và xử lý âm thanh.)
- Nghe bằng đường xương, các rung động vượt qua tai ngoài và tai giữa đi thẳng tới tai trong thông qua xương hàm và xương sọ. Điều này lý giải vì sao chúng ta vẫn nghe được khi tai bị bịt kín.