Máy trợ thính cho người già
Một ngày nào đó khi già đi, những âm thanh hàng ngày bỗng trở nên là một khát khao, chúng ta sẽ làm thế nào? Những tiếng nũng nịu của con cháu, hay cuộc điện thoại của người bạn cũ lâu ngày ko gặp, hay tiếng chim hót ríu rít sớm mai bên cửa sổ, tất cả hầu như đã mất dần. Cảm thấy thật phiền não khi không còn được cảm nhận & tận hưởng những điều bình dị trong cuộc sống. Hãy tưởng tượng một ngày chúng ta không nghe được, chỉ một ngày thôi, để hiểu và cảm thông được những khó khăn của ông bà hay cha mẹ chúng ta đang gặp phải.
1. Vấn đề nghe kém mà người gia gặp phải
Rất nhiều người lớn tuổi không riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới gặp khó khăn về nghe do tuổi già hay còn gọi là lão thính.
Nguyên nhân có thể từ rất nhiều nguồn như biến chứng của các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính nhưng tác dụng phụ là gây ngộ độc cho tai, hoặc do sống và làm việc ở môi trường có độ ồn cao trong một thời gian dài và nhiều khi đơn thuần chỉ là lão hóa của tuổi già… và hậu quả là dẫn tới nghe kém dạng tiếp nhận hay nghe kém thần kinh là chủ yếu.
2. Làm gì để chọn được máy trợ thính phù hợp
Người có khó khăn về nghe thì cần được đo thính lực để xác định chính xác mức độ và loại nghe kém. Test đo được thực hiện trong phòng cách âm, không gây đau và mất khoảng 15-20 phút. Kết quả đo sẽ là căn cứ để lựa chọn máy trợ thính. Máy trợ thính có rất nhiều nhưng làm sao lựa chọn được một chiếc máy phù hợp với tình trạng nghe của mỗi người mới là khó. Việc này sẽ được giải quyết nhờ các kỹ thuật viên có kiến thức và kinh nghiệm. Khi đã chọn lựa được 1 chiếc máy có đủ công suất và công nghệ hiện đại phù hợp với thính lực của người dùng, sẽ đến bước nghe thử qua máy sau khi đã hiệu chỉnh. Và cuối cùng là làm khuôn núm tai giúp người dùng có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu khi bắt đầu làm quen với chiếc máy mới trên tai mình.
Công nghệ phục vụ cuộc sống ngày nay liên tục phát triển. Hiện có rất nhiều dòng máy trợ thính cho người già đáp ứng được về giá cả và sự hài lòng của người dùng. Khi đến trung tâm trợ thính, người mua sẽ được nghe thử và tư vấn một vài dòng máy khác nhau để lựa chọn theo nhu cầu riêng của mỗi người.
3. Quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo dưỡng máy
Máy trợ thính là một thiết bị điện tử, vì vậy muốn bền người sử dụng cần có kiến thức chăm sóc và bảo quản máy phù hợp. Định kỳ từ 3-6 tháng, máy cần được kiểm tra, vệ sinh và bảo trì tại trung tâm nhằm duy trì chất lượng âm thanh. Người bị nghe kém cũng nên định kỳ đo lại thính lực của mình ít nhất 1 lần/năm để giúp kiểm soát thính lực và điều chỉnh máy cho phù hợp. Với người già không còn linh hoạt trong cử động thì cần giúp đỡ của con, cháu trong việc chăm sóc máy trợ thính hay máy nghe tại nhà.
Chăm sóc và bảo dưỡng máy trợ thính đúng cách theo hướng dẫn sẽ đảm bảo chất lượng âm thanh nét và rõ nhất cho người dùng, kéo dài tuổi thọ sử dụng máy. Đồng thời, tiết kiệm được chi phí mua pin thay mới và các chi phí phát sinh do máy hỏng thay thế hoặc sửa chữa.
Thông tin cho bạn: Trợ thính Cát Tường đo thính lực và tư vấn máy trợ thính
Với gần 20 năm hoạt động , trợ thính Cát Tường với cơ sở thiết bị thính học hiện đại, được cập nhật liên tục với kiến thức thính học của nước ngoài để thực hiện các dịch vụ đo khám, chẩn đoán thính học; tư vấn, giải thích chu đáo, tận tình.