x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

NUÔI DƯỠNG TRẺ KHIẾM THÍNH

Trẻ được sinh ra với một tinh thần trong sáng, không hề có định kiến và hoàn toàn tự nhiên chấp nhận thế giới hiện hữu xung quanh chúng. Trẻ em khiếm thính sẽ không mặc cảm về những khuyết tật của nó trừ khi bị tác động làm cho chúng cảm thấy như vậy. Con người thường không tin rằng những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần có thể bù đắp được. Thật ra, trong mỗi người chúng ta đều có gì đó khiếm khuyết, lớn hoặc nhỏ, mà chúng ta đối mặt đây đó hằng ngày - như là: thị lực kém, thể trạng yếu hoặc dễ nóng tính.

 

Những suy nghĩ của gia đình và bạn bè về trẻ khiếm thính có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức và niềm tin của trẻ. Mọi sự nỗ lực của bạn để tìm hiểu thông tin, cởi mở, cảm thông và nói chung là có cái nhìn tích cực hơn với vấn đề nghe kém sẽ giúp trẻ giữ được tinh thần lạc quan và thái độ tích cực như khi chúng được sinh ra.

1.     CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN

Cha mẹ thường là những người đầu tiên đặt vấn đề nghi ngờ con mình có dấu hiệu bị giảm thính lực. Nếu bắt đầu lo lắng về khả năng nghe của con, bạn cần phải hành động ngay. Can thiệp sớm sẽ có tác động tích cực đến tương lai của trẻ. Kiểm tra thính lực là phương pháp đo đơn giản, không gây đau, giúp bạn xác nhận hoặc xóa tan những nghi vấn của bạn.

Nhưng một trong những điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là phải tiếp tục chơi, hát và nói chuyện với trẻ. Sự quan tâm yêu thương là điều cần thiết đối với tất cả trẻ em dù là trẻ khiếm thính hoặc không bị khiếm thính.

Các bước đầu tiên

Khi bạn bắt đầu nhận ra con bạn nghe có vẻ khó khăn, hãy thực hiện các bước đầu tiên như sau: 

▪ Tiếp tục chơi, hát và nói chuyện với con.

Cũng như tất cả trẻ em, mối tương quan tích cực của con người là điều cần thiết cho sự phát triển về thể chất và cảm xúc của trẻ. Có lẽ, với trẻ bị khiếm thính, nhu cầu về mối tương quan gần gũi, trực tiếp càng lớn hơn để tạo nền tảng cho kỹ năng giao tiếp.

▪ Hãy nhìn vào con của bạn khi bạn nói chuyện với chúng.

Những biểu hiện của bạn trên gương mặt, vành môi và những cử chỉ của cơ thể chứa đựng thông tin quan trọng.

▪ Hãy nói với giọng rõ ràng, dễ nghe mà không cần phải hét lớn.

Khi bạn nâng giọng cao quá, có thể làm méo tiếng nói và càng làm cho khó hiểu hơn.

▪ Đảm bảo nói chuyện với trẻ ở nơi có đủ ánh sáng, sao cho trẻ có thể nhìn thấy rõ ràng khuôn mặt của bạn. 

▪ Thính lực của trẻ cần được kiểm tra bởi các chuyên viên tư vấn thính học có kinh nghiệm trong việc theo dõi thính lực cụ thể cho trẻ nhỏ và hiệu chỉnh máy trợ thính.

▪ Hãy cho con bạn đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai càng sớm càng tốt để sử dụng tối đa khả năng nghe của trẻ.

Trẻ tiếp nhận những lợi ích của việc xử lý âm thanh càng sớm, thì càng có nhiều cơ hội tốt để phát triển kỹ năng giao tiếp.

▪ Tìm các nguồn hỗ trợ xung quanh bạn.

Chắc chắn gia đình bạn không đơn độc trong việc chăm sóc cho trẻ khiếm thính. Nhiều thành phố có các tổ chức cho người khiếm thính và gia đình của họ, có thể chia sẻ những lời khuyên, có các thư viện với những cuốn sách hữu ích.

 

2.     VIỆC GIAO TIẾP

Chính xác việc con bạn nghe được gì và nghe rõ tới đâu là tùy vào tình trạng nghe kém cụ thể, thể chất, tư duy và trí tuệ của trẻ. Hãy trao đổi với chuyên viên tư vấn thính học để được mô tả rõ hơn vầ tình trạng của trẻ, nhằm giúp bạn giao tiếp với con bằng cách thức hiệu quả nhất có thể.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, để nhấn mạnh những âm chính giúp trẻ tăng khả năng hiểu từ và câu. Điều này sẽ giảm thiểu nhu cầu lặp đi lặp lại, và như vậy, việc trò chuyện sẽ trở nên thuận tiện dễ dàng hơn.

Các khóa huấn luyện lời nói và ngôn ngữ (Auditory Verbal Training – AVT) có thể tăng cường sự phát triển cả về mặt tiếp nhận (nghe) và diễn đạt (nói) lời nói và cả ngôn ngữ. Chuyên gia ở lĩnh vực này sẽ tạo cho trẻ một môi trường học tập hào hứng, họ sẽ dạy cho trẻ dễ dàng nhận biết và nói ra được các âm, từ và câu.

 

 

3.     NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

Cha mẹ chính là người đứng đầu trong nhóm hỗ trợ giúp trẻ tạo sự khởi động cuộc sống tốt nhất có thể. Bằng tất cả sức lực, lòng quyết tâm và sự hy sinh tận tụy, hãy mang đến cho trẻ sự quan tâm cao nhất. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy nản lòng trong việc tìm kiếm thông tin các giải pháp phù hợp, nhưng những kỳ tích đạt được sẽ vô cùng đáng giá.

 

Vai trò của cha mẹ trong nhóm hỗ trợ

Một số hướng dẫn giúp cha mẹ chuẩn bị tốt vai trò của mình trong nhóm hỗ trợ.

Hãy tin vào bản năng của mình

Nếu máy trợ thính của trẻ hoạt động không tốt, hay có những mối quan tâm khác, hãy tìm sự trợ giúp, lời khuyên từ các chuyên gia. Vì bạn chính là người thấu hiểu con bạn nhất.

Am hiểu thông tin

Càng biết nhiều thông tin về vấn đề nghe kém và những sự hỗ trợ hiện có, bạn càng có khả năng để chắc rằng bạn đang dành cho con mình sự chăm sóc tốt nhất có thể. Hãy tìm hiểu thực trạng, những chọn lựa và sự phấn đấu của trẻ, để nắm cụ thể hơn tình trạng nghe kém của trẻ, cũng như các công nghệ máy trợ thính và điện cực ốc tai hiện nay đang có.

Mở rộng nhóm hỗ trợ

Nhóm hỗ trợ mở rộng là một nền tảng tốt cho tương lai của trẻ. Ngoài nhóm chuyên nghiệp bao gồm các chuyên viên tư vấn thính học và giáo viên, bạn có thể tìm nguồn hỗ trợ lớn từ các tổ chức, nhóm phụ huynh và cộng đồng xã hội, v.v…

Chăm sóc bản thân mình

Trên tất cả những yêu cầu điển hình khi nuôi dạy trẻ, thì những nhu cầu đặc biệt của một trẻ khiếm thính đôi lúc sẽ gây áp lực cho bản thân mình. Trước khi để cho sự “bận rộn” chuyển sang trạng thái “căng thẳng”, bạn nên nhìn lại xem mình chăm sóc bản thân chính mình như thế nào?

Sự kiên nhẫn và điều độ giúp bạn xoay sở được mọi việc, do đó, hãy từng bước nắm bắt sự việc, không nên quá kỳ vọng và nhớ đánh dấu những kết quả đạt được. Tất cả các thành quả, dù lớn hay nhỏ đều đáng được trân trọng. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, hãy chia sẻ cảm nhận và nỗi lo lắng của bạn với gia đình và bạn bè. Họ sẽ là những người cảm thông và giúp bạn nhìn nhận hoặc làm rõ vấn đề. Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Và quan trọng nhất, hãy luôn thư giãn và vui vẻ.

Cha mẹ hạnh phúc là món quà tuyệt vời cho các con.

 

Những thành viên khác trong nhóm hỗ trợ

Bên cạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc liên tục hỗ trợ trẻ bị nghe kém, nhóm hỗ trợ cần có thêm nhiều thành viên khác.

Hỗ trợ về thính học và y tế

Đảm bảo cho trẻ có được những lợi ích từ quá trình can thiệp và những công nghệ mới nhất hiện có là trách nhiệm của các chuyên viên tư vấn thính học. Các chuyên gia thính học sẽ đo thính lực và hiệu chỉnh máy trợ thính, mapping điện cực ốc tai. Họ sẽ hướng dẫn bạn các kỹ năng thao tác với máy trợ thính, điện cực ốc tai và các thông tin cần thiết liên quan đến việc nghe kém của trẻ.

Huấn luyện ngôn ngữ và giao tiếp

Các chuyên viên thính học và chuyên viên trị liệu ngôn ngữ có thể cung cấp các kỹ năng và công cụ để huấn luyện,hỗ trợ con bạn trong việc phát triển tốt ngôn ngữ lời nói. Việc huấn luyện này có thể được dùng trong trường học hoặc trong buổi học luyện tập cá nhân. Các chuyên viên cũng sẽ hướng dẫn bạn các bài  học luyện tập giao tiếp phù hợp ở trường hoặc ở nhà.

 

Sự hỗ trợ của trường học

Nếu được, hãy chọn trường học cho trẻ theo mức độ hỗ trợ mà trường đó có thể đáp ứng cho trẻ khiếm thính. Các giáo viên giảng dạy cần có thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Ở phần tiếp theo sẽ có một bảng khảo sát các thông tin cần thiết về trường học mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn trường cho con.

Nếu không chọn được trường, bạn có thể đưa bảng khảo sát này cho giám hiệu của trường để có thể có những thay đổi cần thiết cho lớp con bạn theo học.

  

 

 

 

Trường học

Tuổi thơ là giai đoạn lĩnh hội thông tin quan trọng nhất trong cuộc đời, tạo nền tảng vững chắc khi trưởng thành. Mỗi một ngày, trẻ đều tiếp nhận thông tin mới, học được những bài học mới, dù là chúng ngồi yên lặng trong lớp học hay năng động trong một trò chơi. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong nhóm hỗ trợ, giúp trẻ hình thành cuộc sống của chúng. Khi có thể, nhiều phụ huynh muốn cho con mình đi học hòa nhập ở những trường học bình thường hơn là đi học ở những trường chuyên biệt. Nếu trẻ học hòa nhập, phải đảm bảo giáo viên được hướng dẫn đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ khiếm thính. Một khi đã đáp ứng được các nhu cầu này, hầu hết trẻ đều có thể làm tốt.

Giáo viên cần hiểu được tầm quan trọng của môi trường nghe đối với trẻ. Bên cạnh khả năng nghe ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, tình trạng phát triển tâm sinh lý và các mối quan hệ của trẻ ở trường học cũng phụ thuộc rất lớn vào môi trường nghe. Hãy để trẻ tham gia tất cả các hoạt động đang diễn ra xung quanh chúng. Chúng tôi đã liệt kê một số vấn đề bạn nên cân nhắc khi chọn trường cho con. Nếu bạn  trả lời “Có” cho hầu hết các câu hỏi này, thì trường bạn chọn là nơi có môi trường nghe tốt. Tuy nhiên, có thể các giáo viên và trường học đó không quen với những nhu cầu đặc biệt của trẻ. Hãy trao đổi bảng khảo sát này với họ để giúp họ hiểu hơn về tầm quan trọng của một môi trường nghe phù hợp

 

 

  • Lớp học có được trải thảm để ngăn tiếng vang và tiếng ồn không cần thiết  từ bàn, ghế không? Nếu không có trải thảm, thì chân bàn ghế có được lót miếng đệm không?
  • Con của bạn có ngồi ở hàng ghế phía trước  để nhìn thấy và nghe rõ giáo viên nói, nhằm giảm tối  thiểu sự xao lãng và tối ưu sự tương tác của trẻ với các học sinh khác?  (Tùy vào cách giảng dạy của lớp học đó)
  • Ánh sáng ở trong lớp có thích hợp để nhận ra được tín hiệu môi không?
  • Có những hướng dẫn đặc biệt dạy cho trẻ khiếm thính trong trường hợp hỏa hoạn hay tình huống khẩn cấp?

 

Bảng khảo sát thông tin về trường học

  • Giáo viên có hiểu biết về việc nghe kém và về máy trợ thính để giúp con bạn vượt qua những khó khăn nhỏ nhặt không?
  • Giáo viên có sẵn lòng để tìm hiểu thêm về  nghe kém và máy trợ thính, điện cực ốc tai không?
  • Giáo viên có thấu hiểu và cảm thông với việc nghe kém của trẻ không?
    • Giáo viên có sẵn sàng giáo dục các trẻ em khác để tránh những kỳ thị và định kiến về trẻ bị nghe kém không?
    • Đã có biện pháp hỗ trợ giảng dạy đặc biệt nào để trẻ cần thêm sự giúp đỡ trong quá trình học tập chưa?
    • Trường học có biện pháp xử lý việc trêu ghẹo không?

Không nên dung dưỡng  cho những hành vi chọc ghẹo giữa các trẻ về việc đeo kính cận, nặng cân, hoặc đeo máy trợ thính, hoặc bất cứ hành vi chọc ghẹo  khác

  • Giáo viên có sẵn lòng đeo mi-cro của hệ thống FM, mini mic wireless không?
  • Giáo viên có sẵn lòng giúp bạn giữ pin máy trợ không?
  • Lớp học của con bạn không nằm gần nơi ồn ào? (ví dụ: cổng trường, hành lang náo nhiệt, xe cộ ngoài đường, sân chơi, cửa tiệm mua sắm, phòng tập thể dục)

  • Lớp học có được trải thảm để ngăn tiếng vang và tiếng ồn không cần thiết  từ bàn, ghế không? Nếu không có trải thảm, thì chân bàn ghế có được lót miếng đệm không?
  • Con của bạn có ngồi ở hàng ghế phía trước  để nhìn thấy và nghe rõ giáo viên nói, nhằm giảm tối  thiểu sự xao lãng và tối ưu sự tương tác của trẻ với các học sinh khác?  (Tùy vào cách giảng dạy của lớp học đó)
  • Ánh sáng ở trong lớp có thích hợp để nhận ra được tín hiệu môi không?
  • Có những hướng dẫn đặc biệt dạy cho trẻ khiếm thính trong trường hợp hỏa hoạn hay tình huống khẩn cấp?

 

 

Tiktok
facebook [#176] Created with Sketch.
Facebook
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.02578 sec| 2083.664 kb