Phát hiện những nguyên nhân mới gây điếc một bên tai
Điếc một bên tai là bệnh gì vậy nhỉ? khó chịu, mệt mỏi mỗi khi bệnh tìm đến khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ bao ngày và chỉ muốn “tiêu diệt” bệnh ngay lập tức. Nhưng trước tiên để làm được điều đó, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh mới là điều cần thiết lúc này để có thể trị điếc được đúng cách.
1.Điếc 1 bên tai là bệnh lý không có dấu hiệu báo trước
Điếc tai 1 bên có thể do bệnh lý ở tai ngoài, viêm tai giữa đơn thuần hay viêm tai giữa mủ hoặc các bệnh tai trong, tức là hiện tượng điếc do tổn thương thần kinh thính giác. Việc bị điếc tai 1 bên mà không có các triệu chứng đi kèm thì có thể chuẩn đoán hiện tượng này là điếc đột ngột. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột và chóng vánh, thường gặp ở một bên tai, không có những dấu hiệu báo trước và tiền sử bệnh tai trước đó, cũng như tình huống khởi phát bệnh.
2. Điểm mặt nguyên nhân gây điếc 1 bên tai
Khi bị điếc tai 1 bên (điếc đột ngột) bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, mất dần khả năng cảm nhận âm thanh khiến họ cảm thấy lo lắng và hoang mang. Vậy những nguyên nhân nào khiến bệnh tìm đến bệnh vậy?
- Do siêu vi trùng trong các bệnh quai bị, sởi, cúm,… gây ảnh hưởng đến thính giác và điếc đột ngột xuất hiện.
- Một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, sốt, cảm cúm bị biến chứng hoặc chấn thương thần kinh là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó còn có thể kể đến trong gia đình có tiền sử bị bệnh điếc, hoặc đột nhiên phải nghe âm thanh quá lớn gây áp lực cho tai
- Rối loạn vi tuần hoàn tai trong là nguyên nhân khiến bạn bị điếc đột ngột.
- Nguyên nhân khác gây nên bệnh điếc đột ngột là bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm chất độc, hút thuốc thường xuyên.
- Do căng thẳng áp lực làm việc, khiến stress kéo dài đặc biệt khi bạn phải làm việc trong môi trường ồn lớn và kéo dài dẫn đến ù tai.
3. Điếc tai 1 bên phòng tránh bằng cách nào đây?
- Tuyệt đối không để vùng đầu (tai) bị chấn thương.
- Tránh dùng chung dụng cụ lấy ráy tai, không lấy ráy tai quá nhiều, không đưa vật thể lạ vào taI rất dễ gây viêm nhiễm, tổn thương.
- Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hạn chế đến những nơi có tiếng ồn quá lớn.
- Không nên dùng tai nghe quá nhiều, nên nghe ở mức độ vừa phải.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài, hoặc khi phải tiếp xúc với môi trường độc hại để tránh lây nhiễm siêu vi.
- Có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, để tăng cường hệ miễn dịch. Không dùng nhiều chất kích thích.
- Đối với những người đang trị bệnh nội khoa (tim mạch, đái tháo đường, huyết áp, tĩnh mạch,…), các bệnh viêm nhiễm siêu vi nên điều trị và nghỉ ngơi thư giãn.
- Không nên làm việc căng thẳng, cần tiết chế cảm xúc khi vừa trải qua cú sốc tình cảm,… nếu không sẽ bị ù tai (có người kèm theo chóng mặt).
- Khi có các dấu hiệu của điếc tai, bệnh nhân cần đến gặp các bác chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời. Tránh việc tùy tiện điều trị tại nhà, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Phongkhamtai.com