x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

Quy trình phát hiện và can thiệp cho trẻ điếc bẩm sinh

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP CHO TRẺ ĐIẾC BẨM SINH

“Trẻ điếc bẩm sinh sẽ dẫn đến không hình thành và phát triển ngôn ngữ lời nói (hay còn gọi là câm).  Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trẻ có thể nói được và có cơ hội phát triển như trẻ bình thường.”

1. Nguyên nhân gây giảm thính lực ở trẻ sơ sinh

- Các yếu tố trong quá trình mang thai: nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm độc thuốc.

- Các yếu tố trong và sau khi sinh: đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân, đẻ ngạt, phải can thiệp sản khoa, vàng da sơ sinh bất thường, nhiễm trùng.

- Yếu tố di truyền: cha, mẹ, ông... bị điếc.

- Có khoảng 50% trẻ nghe kém mà không rõ nguyên nhân.

 

 2. Trình tự đo khám để phát hiện và chẩn đoán điếc bẩm sinh

Theo tiêu chuẩn quốc tế: trẻ điếc bẩm sinh cần được phát hiện và hoàn thành chẩn đoán khi trẻ được 3 tháng tuổi. Hoàn thành can thiệp để trẻ có thể nghe được âm thanh khi trẻ 6 tháng tuổi.

Vì vậy cần phải đo sàng lọc sức nghe OAE cho trẻ sau sinh 24 giờ để phát hiện sớm điếc bẩm sinh.

- Nếu kết quả đo sàng lọc sức nghe của trẻ PASS có nghĩa là loại trừ được điếc bẩm sinh do tổn thương tai trong.

- Nếu kết quả đo sàng lọc sức nghe của trẻ REFER có nghĩa là đang có nghi ngờ điếc bẩm sinh, khi đó sẽ hẹn đo lại sàng lọc sức nghe lần 2 sau 1 tháng.


- Nếu kết quả đo sàng lọc sức nghe lần 2 của trẻ PASS thì kết luận sức nghe của bé ở thời điểm hiện tại là bình thường. Còn nếu kết quả sàng lọc lần 2 vẫn REFER thì tiếp tục chuyển sang đo các nghiệm pháp thính học chuyên sâu (ABR,  ASSR, Nhĩ lượng, phản xạ…) hơn để chẩn đoán xác định ngưỡng nghe cụ thể của trẻ. 

 

3   Phương pháp can thiệp cho trẻ điếc bẩm sinh

Là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị và can thiệp cho trẻ điếc bẩm sinh, PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội phân tích: “Khi đã chẩn đoán trẻ bị điếc bẩm sinh thì không có biện pháp điều trị thuốc men nào khác,  ngoài can thiệp hỗ trợ bằng các thiết bị trợ thính (đeo máy trợ thính và cấy ốc tai điện tử). Do vậy, cha mẹ tuyệt đối không đưa con đi châm cứu, bấm huyệt hay sử dụng thuốc nam mà đánh mất cơ hội chữa trị cho con.”

3.1.  Can thiệp bằng thiết bị trợ thính:

Khi trẻ được chẩn đoán xác định bị điếc bẩm sinh, phương pháp can thiệp đúng cần có chỉ định và sự tư vấn của bác sỹ Tai-mũi-họng, chuyên gia thính học:

 +  Đeo máy trợ thính: máy trợ thính công nghệ kỹ thuật số, công suất cao được hiệu chỉnh theo thính lực cá nhân giúp trẻ nghe rõ âm thanh cuộc sống. Tất cả trẻ điếc bẩm sinh đều cần được đeo máy trợ thính để kích thích phản xạ âm thanh và hỗ trợ sức nghe.

 

 

+  Mổ cấy điện cực ốc tai: điện cực ốc tai là một thiết bị điện tử được đưa vào bên trong ốc tai, giúp đưa các tín hiệu âm thanh vượt qua các phần bị tổn thương của tai trong và truyền thẳng tới dây thần kinh thính giác. Hệ thống điện cực ốc tai được phát minh ra nhằm giúp đỡ những bệnh nhân điếc nặng - sâu có  thể giao tiếp dễ dàng, tự tin sống một cuộc sống trọn vẹn bổ ích. Những trẻ điếc mức độ nặng sâu không thể nghe được bằng máy trợ thính cần được cấy điện cực ốc tai để giúp hỗ trợ khả năg nghe tốt nhất mới có thể học nghe nói.

 

 

3.2. Huấn luyện nghe - nói để phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ

-         Sau khi trẻ được hỗ trợ nghe tốt sẽ tiến hành huấn luyện dạy nghe – nói theo chương trình chuẩn hóa quốc tế , giúp trẻ phát triển ngôn ngữ gần như những trẻ bình thường.

Quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ của trẻ khiếm thính là một quá trình lâu dài, kiên trì một năm hoặc nhiều năm; chứ không phải chỉ ngày một ngày hai, một đôi tháng là đã đạt được kết quả như mong muốn ngay (đặc biệt đối với các trẻ bị khiếm thính bẩm sinh mức độ nặng - sâu). Quá trình can thiệp này cần có sự phối hợp tốt của giáo viên, phụ huynh và cả những người xung quanh trẻ.

 

Giờ học ngoại khóa cho trẻ sau đeo máy và cấy điện cực ốc tai

 

 

 

Giờ học tập trung tại trung tâm huấn luyện ngôn ngữ của trẻ sau đeo máy

 

4. Hòa nhập cộng đồng


Sau một quá trình phục hồi ngôn ngữ, trẻ sẽ được giáo viên phục hồi chức năng ngôn ngữ đánh giá số vốn từ giao tiếp. Khi đạt đủ số vốn từ yêu cầu, trẻ sau đeo máy và cấy điện cực ốc tai sẽ được hòa nhập tại cộng đồng như những trẻ bình thường khác

Trần Lê Trung Hiếu – Học sinh lớp 4A trường Phổ Thông Cơ Sở Xã Đàn Hà Nội hòa nhập cộng đồng sau khi được can thiệp hỗ trợ thiết bị trợ thính

 

 

Đặt hẹn lịch tư vấn
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.02043 sec| 1988.008 kb