Dưới đây là 20 kỹ thuật giúp phát triển kỹ năng nghe, đặc biệt ở trẻ bắt đầu lắng nghe âm thanh bằng các thiết bị trợ thính như máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai:
1. Đảm bảo máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai phải được đeo hàng ngày, toàn bộ thời gian thức của trẻ. Giúp trẻ nghe thấy toàn bộ âm thanh cuộc sống liên tục không ngắt quãng.
2. Khi nói nên gần sát vào Micro của thiết bị trợ thính trẻ đang đeo để trẻ có thể thu nhận được âm thanh lời nói của bạn một cách tốt nhất. Micro là bộ phận thu âm thanh môi trường để truyền vào bộ phận khuếch đại âm thanh của thiết bị.
3. Môi trường xung quanh của trẻ cần yên tĩnh để trẻ có thể nghe tốt hơn.
4. Khi giao tiếp với trẻ: Nói với nhiều ngữ điệu khác nhau như trầm bổng, du dương, hay các giai điệu khác nhau khi kể chuyện, đọc sách, giúp trẻ có hứng thú đáp lại bạn.
5. Giao tiếp bằng mắt với trẻ, thể hiện sự lắng nghe khi trẻ nói.
6. Xây dựng sự chú ý và tập trung ở trẻ.
7. Giao tiếp bằng lời nói bao gồm các kỹ năng về nghe và kỹ năng nói. Cần phát triển các kỹ năng này lần lượt, bạn hãy âm trước để trẻ nghe và bắt chước, sau đó bạn nói lại theo đúng những gì trẻ vừa nói.
8. Mô tả nhưng hoạt động diễn ra hàng ngày bằng lời nói: khi trẻ thức dậy đánh răng, ăn uống hay vui chơi …
9. Dùng các gợi ý nhắc trẻ lắng nghe, hướng trẻ chú ý, tập trung vào âm thanh. Hãy chỉ vào tai bạn và nói một cách hào hứng “Nghe này?” hoặc “mẹ nghe thấy rồi, con có nghe thấy không?”
10. Gắn âm thanh vào đồ vật, đồ chơi: Trước khi lấy con bò trong hộp đồ chơi ra, bạn hãy nói “Mò ooooo….” Giả tiếng con bò kêu, sau đó khi lấy con bò ra bạn hãy phát lại tiếng kêu “mò ooo…” để trẻ nghe và hiểu con bò sẽ kêu như thế đó.
11. Sử dụng những âm thanh có ý nghĩa: Hãy chú ý nắm bắt kịp các phản hồi của trẻ với âm thanh xung quanh và tận dụng mọi cơ hội để gắn kết âm thanh với một cái gì mà nó thể hiện.
12. Sử dụng sự lặp lại: Trẻ nhỏ cần được nghe ngôn ngữ lặp đi lặp lại trong các bối cảnh khác nhau trước khi có thể xử lý, thu nhận và sử dụng. Lặp lại là một kỹ thuật tự nhiên thường sử dụng khi bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
13. Dùng cụm từ và những câu đơn giản: Cơ bản của ngôn ngữ là câu, và nó rất quan trọng khi người lớn sử dụng các câu ngắn chứ không phải là từ đơn riêng rẽ để giao tiếp với trẻ. Cụm từ và những câu đơn giản chứ đựng nhiều thông tin âm học hơn và nhiều thời gian hơn cho trẻ xử lý.
14. Nắm bắt được sự chú ý của trẻ: Trẻ sẽ học được tốt nhất trong các tình huống có ý nghĩa và khi bạn nắm bắt được sự chú ý của trẻ.
15. Sử dụng kỹ thuật tạm ngừng và chờ đợi: Khi đang nói chuyện với trẻ, bạn hãy ngừng và chờ đợi trước khi nói lại, hãy cho trẻ thời gian để trẻ đáp lại bằng lời. hãy thể hiện cho trẻ thấy rõ bạn đang chờ trẻ đáp lại.
16. Sử dụng ngôn ngữ chính xác: Hãy dùng đúng ngữ pháp và phát âm đúng khi nói với trẻ và lặp lại lời nói của trẻ theo đúng cách.
17. Mở rộng vốn từ và ngôn ngữ: Thực hiện bằng việc sử dụng ngôn ngữ ở mức khó hơn trình độ mà trẻ hiện có một chút. VD: Nơi để ở không chỉ là nhà mà còn biệt thự, lâu đài, căn hộ nhà cao tầng, nhà di động, lều…
18. Sử dụng câu hỏi: Phù hợp theo mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ.
19. Dùng câu chưa hoàn chỉnh: Đây là kỹ thuật bắt đầu bằng một câu nói và chờ cho trẻ thêm từ cuối cùng vào để hoàn tất câu nói ấy. VD một cộng một là …
20. Tạo nên sự vui nhộn: Khi trẻ tham gia tích cực và thực sự thích thú sẽ tăng khả năng học hỏi ở trẻ hơn và vì trẻ em rất thích sự vui nhộn, cha mẹ hãy tạo nên sự vui nhộn khi giao tiếp dạy trẻ nghe nói.
Brayden thường xuyên ra ngoài chơi, đặc biệt từ khi bé có thể nghe được. Bé dễ dàng hòa nhập và sôi nổi với mọi người nhiều hơn. Đó cũng là một cách để kết nối với mọi người.
,
EEdyAdure
Kamagra Papel http://cialibuy.com/# - Cialis Viagra 100 Cialis Cialis Canada