x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

BÀI DẠY TRẺ KHI MỚI BẬT MÁY COCHLEAR HOẶC MỚI ĐEO MÁY TRỢ THÍNH

- Kiến thức trợ thính
BÀI DẠY TRẺ KHI MỚI BẬT MÁY COCHLEAR HOẶC MỚI ĐEO MÁY TRỢ THÍNH
Âm thanh lời nói: là ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày để giao tiếp với người khác hoặc âm thanh cảm thán. Âm thanh lời nói được đại diện bởi 6 Ling /u/ /a/ /i/ /m/ /S/ /x/. Nếu trẻ có thể phát hiện và phân biệt  được cả 6 âm Ling này, có nghĩa trẻ có khả năng nghe được dải tần số của phổ âm thanh lời nói.

PHÁT HIỆN ÂM THANH MÔI TRƯỜNG VÀ 6 ÂM LING

1. Phát hiện âm thanh môi trưng: 

Âm thanh môi trường là những âm thanh của còi xe, gõ cửa, tiếng chuông điện thoại, tiếng đồ vật rơi, tiếng nước chảy, tiếng bước chân, tiếng trống, tiếng chuông, xúc xắc, tiếng máy xay sinh tố, … hoặc có thể tự tạo ra âm thanh bằng cách gõ các đồ vật, chai nhựa vào nhau … Khi bắt đầu bật máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai, hãy cho trẻ làm quen với những âm thanh này, gọi tên những âm thanh đó  để trẻ quen dần.

2. Âm thanh li nói - 6 âm Ling:

Âm thanh lời nói là ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày để giao tiếp với người khác hoặc âm thanh cảm thán. Âm thanh lời nói nằm trong khoảng cường độ từ 20-55 dB

Âm thanh lời nói được đại diện bởi 6 âm Ling /u/ /a/ /i/ /m/ /S/ /x/. 

Nếu trẻ có thể phát hin và phân bit  được cả 6 âm Ling này, có nghĩa trẻ có khả năng nghe được dải tần số của phổ âm thanh lời nói.

Bên cạnh đó việc kiểm tra 6 âm Ling hàng ngày còn có vai trò giúp cha mẹ giám sát âm thanh có bị méo không? Hay độ rõ nét âm thanh của thiết bị nghe của trẻ.

 

Trò chơi và hot đng:

- Trò chơi nghe 6 âm Ling - thả/ xếp chồng:

  • Làm mẫu trước mặt trẻ để trẻ hiểu quy luật và cách chơi.
  • Các trò chơi: nên thay đổi các hoạt động: như thả bóng vào nước, ném bóng vào rổ, ném phi tiêu, chồng các khối gỗ, xếp vào cọc gỗ, thả ô tô vào hộp, ghép hình, xâu hạt,… để trẻ đỡ chán và hợp tác tốt hơn.
  • Những hoạt động giúp trẻ chú ý tới âm thanh & chủ động phát hiện âm thanh môi trường.
  • Gợi ý trẻ chú ý nghe bằng cách chỉ vào tai và nói “nghe này”, “nghe thấy rồi”…
  • Chơi sôi nổi, hào hứng để gây sự chú ý của trẻ, lôi kéo trẻ tập trung vào trò chơi.
  • Chơi theo luật luân phiên.
  • Đến lượt trẻ, có thể phải cầm tay trẻ để hỗ trợ trong một vài lượt đầu, sau đó để trẻ tự thực hiện và chờ đợi phản hồi của trẻ.

     Vd: Phát hiện tiếng gõ cửa:

  • Chủ động cho trẻ ngồi chơi ở gần cửa.
  • Người ở ngoài cửa sẽ gõ cửa 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 giây.
  • Sau tiếng gõ cửa lần 1, mẹ chỉ ra cửa và nói “mẹ nghe thấy tiếng gõ cửa”
  • Sau tiếng gõ cửa lần 2 mẹ cùng con ra mở cửa
  • Khi cửa mở và trẻ nhìn thấy ba, ba sẽ cho con  một món đồ mà con thích.
  • Chơi nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 45’ đến 60 phút.
  • Quan sát và chờ đợi (đếm từ 1 đến 10 cho mỗi lần chờ đợi).


Nhấn vào đây để đánh giá
Tiktok
facebook [#176] Created with Sketch.
Facebook
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.79437 sec| 2175.555 kb