x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

KHÔNG PHẢI CỨ ĐIẾC LÀ TÙY TIỆN DÙNG MÁY TRỢ THÍNH

- Thông tin thính học
KHÔNG PHẢI CỨ ĐIẾC LÀ TÙY TIỆN DÙNG MÁY TRỢ THÍNH

 

PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai khuyến cáo, nếu chưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân điếc tai thì người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng máy trợ thính vì dễ “tiền mất tật mang”.

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, nếu tai chẳng may bị điếc thì chỉ cần đi mua một chiếc máy trợ thính về sử dụng là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia thính học cho rằng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến tai bị ù, đau tai, thậm chí tình trạng điếc ngày một nặng hơn.

Chị Phan Nhàn (Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Bố chồng tôi bị điếc đã vài năm nay nên gia đình có mua cho ông một chiếc máy trợ thính nhỏ để đeo. Nghe ông bảo thì khi đeo có lúc nghe được, có lúc lại rất khó nghe, cho nên dùng được vài lần ông cũng không đeo nữa”.

Cũng trong trường hợp tương tự, bác Hân (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Dùng máy trợ thính cảm thấy cũng vướng víu ở tai mà nghe được chăng hay chớ nên lắm lúc lại thấy bất tiện. Thôi thà cứ để con cháu “lớn tiếng” khi nói chuyện còn hơn là đeo chúng ở tai…”.


Dùng máy trợ thính cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh họa.

Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều các loại máy trợ thính khác nhau mà không cần đo khám với giá thành dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng một chiếc. Đây là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người gặp khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai, nếu chưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân điếc tai thì người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng máy trợ thính vì dễ “tiền mất tật mang”.

PGS. Định cho biết, mỗi người bệnh có mức độ điếc nặng nhẹ khác nhau, đồng thời các loại điếc cũng khác nhau (như điếc truyền âm, điếc tiếp âm...), vì thế không phải bệnh nhân nào có vấn đề về điếc tai cũng phải dùng máy trợ thính. Đối với một số trường hợp sau thăm khám, các bác sĩ sẽ có chỉ định mổ hoặc tìm biện pháp để nghe (trong đó có sử dụng máy trợ thính).

PGS. Định khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý đi mua máy trợ thính về sử dụng mà phải đi khám xem có bệnh lý về tai hay không; đo chức năng nghe xem có thực sự bị nghe kém không và nếu nghe kém thì ở mức độ nào. Khi bắt buộc phải dùng máy trợ thính thì tùy từng người bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ có sự hiệu chỉnh cụ thể cho bệnh nhân có chỉ định đeo máy trợ thính. Nếu tự ý đeo máy trợ thính có thể gây ù tai, đau tai, khó chịu, thậm chí khiến tình trạng điếc ngày một nặng hơn vì không phải tần số nghe của ai cũng giống nhau. Sở dĩ không ít bệnh nhân than phiền rằng đeo máy trợ thính nhưng lại không cải thiện chức năng nghe một cách hiệu quả là do không được các bác sĩ hiệu chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với tần số âm thanh của mình.

Hơn nữa ở một số trường hợp bệnh nhân có kèm thêm các triệu chứng như viêm tai, tai bị nhiễm khuẩn, chảy dịch, mưng mủ… nếu tự ý đeo máy trợ thính rất dễ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tai.


Nhấn vào đây để đánh giá
Tiktok
facebook [#176] Created with Sketch.
Facebook
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.32149 sec| 2177.438 kb