x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

NẶNG TAI THẬT PHIỀN!!!

- Tin tức
NẶNG TAI THẬT PHIỀN!!!

Từ trước đến nay bạn vẫn nghe bình thường. Nhưng một ngày gần đây bạn cảm thấy nghe kém. Bất giác bạn nghĩ mình đã bị nặng tai và muốn tìm

hiểu xem có đúng thế không.

Nặng tai đến thật bất ngờ


Từ trước đến nay, bạn vẫn là một người tinh tường, thuộc dạng “mắt tinh tai thính ”. Nhưng thật đáng buồn là gần đây, bạn bỗng hiểu rằng mình bị

nặng tai, bởi vì dù đã cố hết sức nhưng bạn chỉ nghe lõm bõm được một vài từ ở người đối diện. Bạn bắt đầu chú ý đến khả năng nghe của mình và

nhận thấy nó suy giảm rất nhiều. Dần dần bạn cảm thấy mất tự tin, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Bạn thấy buồn tủi và hoang mang, muốn tìm

lời giải đáp cho tình trạng này. Trên thực tế, nghe kém là một triệu chứng khá phổ biến của nhiều người trong xã hội hiện đại. Trước đây, người ta

cho rằng nghe kém chỉ hay gặp ở người cao tuổi, nhưng ngày nay, do sự ô nhiễm môi trường sống ngày càng tăng nên có nhiều người trẻ cũng bị

suy giảm sức nghe. Theo một vài nghiên cứu của Hoa Kỳ: có khoảng 15 - 20% người lớn nghe kém ở các mức độ khác nhau, trong đó gần một nửa

số người nghe kém ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém tăng dần theo tuổi: cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì có 1 người bị nghe kém; tỷ lệ này tăng lên

thành 1/8 người trong độ tuổi 50; 1/3 trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi trên 75. Hiện nay tình trạng nghe kém đã trở thành một vấn đề sức

khỏe phổ biến, nhiều ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch.

Vì sao vậy?

Bạn có thể gặp dấu hiệu nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian; có khi nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục; có khi

chỉ bị nghe kém tạm thời, nhưng cũng có thể bị nghe kém lâu dài; nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà chúng ta gọi là điếc. Nghe kém có

thể do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Khi bạn tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn như tiếng xe cộ, máy móc chạy cả ngày; nghe nhạc với âm lượng

lớn; đeo tai nghe nhiều giờ; làm việc trong công trường hoặc xưởng máy... làm cho cơ quan thính giác bị tổn thương, gây ra nghe kém từ từ.

Trường hợp bất ngờ bạn nghe phải một âm thanh quá lớn như một vụ nổ, tiếng sét đánh... có thể gây ra nghe kém đột ngột. Tuổi cao làm lão hóa

các cơ quan thính giác, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nghe kém có thể do nút ráy tai, dị vật trong ống tai,

chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; dùng các loại thuốc 

độc tính với tai như kháng sinh gentamycin, streptomycin, hóa chất điều trị ung thư...

 Thiết bị trợ thính

Thiết bị trợ thính

 

Dấu hiệu nghe kém

Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện các dấu hiệu nghe kém như sau: bạn có cảm giác khó nghe như bị đút nút trong tai, bạn không nghe rõ người khác nói gì,

nhất là khi có nhiều người cùng nói hoặc nói chuyện trong môi trường ồn; bạn phải tăng âm lượng của tivi. Có một dấu hiệu phổ biến của nghe kém

là trầm cảm: nhiều người lớn đã bị trầm cảm vì nghe kém gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động xã hội. Bạn nghe thấy tiếng kêu o o như

tiếng ve hoặc ù ù trong tai; đôi khi bạn có cảm giác bị đau, ngứa trong tai, chảy mủ tai; hay cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng. Nếu phát hiện

thấy một hay nhiều dấu hiệu nói trên, bạn cần đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện. Bác sĩ sẽ khám tai và cho bạn làm các xét nghiệm, các

nghiệm pháp thăm dò chức năng nghe để đánh giá mức độ nghe kém cũng như sơ bộ chẩn đoán loại nghe kém và vị trí tổn thương của cơ quan thính

giác.

Cải thiện nặng tai cách gì?

Việc điều trị nặng tai chủ yếu là xử lý nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn bạn bị nghe kém do tuổi cao hay do tiếng ồn, có thể khắc phục bằng cách

đeo máy trợ thính. Các máy này có nhiều chủng loại, công suất khác nhau phù hợp với mức độ nghe kém của mỗi người. Nếu nghe kém quá nặng

đã đeo máy trợ thính không cải thiện được, khi đó phải phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Bạn cũng cần học những kỹ năng để hỗ trợ nghe kém như: chú

ý vào cử chỉ, nét mặt, tư thế của người đối thoại để đoán biết điều họ đang nói kết hợp với âm thanh mà bạn nghe được sẽ giúp bạn dễ hiểu câu

chuyện họ nói hơn. Các trường hợp nghe kém do các nguyên nhân khác, cần phải điều trị theo từng nguyên nhân, chẳng hạn: lấy nút ráy, gắp dị

vật trong ống tai, điều trị nội khoa các bệnh viêm nhiễm ở tai, phẫu thuật lấy bỏ tổn thương viêm, vá lại màng nhĩ, tái tạo hệ thống xương con dẫn

truyền âm trong tai giữa, phẫu thuật loại bỏ các khối u ở tai.


Phòng tránh nặng tai

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh nặng tai như sau: tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, hạn

chế nghe nhạc với âm lượng quá lớn, giảm hẳn thời gian đeo tainghe để nghe nhạc. Nếu phải làm việc trong môi trường ồn, bạn cần đeo các thiết bị

bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng. Không lấy ráy tai bằng các dụng cụ cứng dễ gây tổn thương cho ống tai, màng nhĩ và gây viêm nhiễm

trong tai. Tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thuốc có khả năng gây độc cho tai. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường của tai hoặc giảm sức nghe, bạn

cần đến khám và điều trị ở chuyên khoa tai mũi họng.

 


Nhận xét đánh giá (có 1 bình luận và đánh giá)

Acheter Cialis Occasion https://apcialisle.com/# - Cialis Where Is The Best Place To Buy Viagara legit cialis online Propecia Geheimratsecken

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Tiktok
facebook [#176] Created with Sketch.
Facebook
phone_call_fill
Hotline: 0914 833 380
0.03499 sec| 2226.727 kb