Dấu hiệu nhận biết giảm thính lực cần đeo máy trợ thính
Hầu hết thời gian bệnh giảm thính lực bắt đầu một cách từ từ, mà không có sự khó chịu hoặc đau đớn nào.
Hầu hết thời gian bệnh giảm thính lực bắt đầu một cách từ từ, mà không có sự khó chịu hoặc đau đớn nào. Đây là một vài câu hỏi để tự bạn có thể xác định hiện tại mình có bị giảm thính lực hay không
1. Tôi có thường nhờ người khác lặp lại những gì họ nói?
2. Tôi có gặp trở ngại khi giao tiếp mà có hai người trở lên?
3. Tôi có cảm thấy khó nghe trừ phi tôi nhìn trực diện vào người đang nói?
4. Nghe có vẻ như mọi người đang nói lầm bầm, líu nhíu?
5. Tôi cố gắng hết sức để nghe ở nơi đông người như nhà hàng, thương xá và phòng họp?
6. Tôi có cảm thấy khó nghe giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em?
7. Tôi thích nghe âm thanh TV hoặc radio lớn hơn người khác?
8. Tôi có cảm thấy tiếng reo hoặc tiếng ù trong tai?
Chỉ có khoảng 13% bác sĩ đều đặn kiểm tra thính lực cho bệnh nhân. Vì có nhiều người suy yếu thính lực nhưng vẫn nghe ổn trong những môi trường yên tĩnh (giống như văn phòng của bác sĩ) và nó có thể rất khó cho bác sĩ của bạn nhận ra vấn đề này. Chỉ những chuyên gia trợ thính được đào tạo mới có thể xác định mức độ giảm thính lực của bạn, bạn có thể đạt lợi ích từ máy trợ thính hay không, và loại nào sẽ tốt nhất cho bạn.
Để chọn được máy trợ thính tốt nhất, bạn nên đi đo thính lực để được tư vấn máy phù hợp nhất
Những nguyên nhân gây ra bệnh giảm thính lực ?
Có một vài nguyên nhân. Những nguyên nhân chính bao gồm tiếng ồn quá mức, nhiễm trùng, di truyền, bẩm sinh, nhiễm trùng đến vùng đầu hoặc tai, tuổi tác, và phản ứng phụ của thuốc hoặc điều trị bệnh ung thư.
Giảm thính lực không chỉ ảnh hưởng ở người già?
Giảm thính lực có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian và độ tuổi nào. Trên thực tế, hầu hết khoảng 65% người mắc bệnh giảm thính lực trước tuổi 65! Có khoảng 6 triệu người ở Mỹ từ 18 đến 44 tuổi có bệnh giảm thính lực, và khoảng 1,5 triệu người còn ở độ tuổi đi học.
Những nghề nào có nguy cơ bị giảm thính lực nhất:
Một số nghề có nguy cơ cao nhất bao gồm công nhân nhà máy, công nhân xây dựng, công nhân ngành công nghiệp nặng, lính cứu hỏa, cảnh sát, nông dân, bộ đội, nhạc sĩ, và những người làm trong ngành công nghiệp giải trí.
Những thí dụ nào về những hoạt động mà có thể tạo ra tiếng ồn nguy hiểm?
Bao gồm những buổi hòa nhạc trực tiếp, rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ sức khỏe, phòng tập aerobic, sự kiện thể thao, thuyền máy, xe máy, xe trượt tuyết, và xe hơi có tiếng gầm lớn.
Có phương pháp phẫu thuật hay dùng thuốc để điều trị bệnh giảm thính lực hay không?
Chỉ có khoảng 5% người lớn mắc bệnh giảm thính lực có thể được cải thiện bằng thuốc hay bằng phương pháp phẫu thuật. Phần lớn khoảng 95% người Mỹ giảm thính lực được điều trị bằng máy trợ thính.
Khi mang thiết bị trợ thính trông tôi có già hơn hay đang bị khuyết tật không?
Nhiều người khi biết mình mắc bệnh giảm thính lực thì tỏ ra quá ngượng ngùng hay cảm thấy đang để lộ nhược điểm của mình nếu thừa nhận nó. Trong khi bạn đang lo lắng người khác nhận thấy bạn đang đeo máy trợ thính, nhưng thực ra họ không hề nhận biết về điều đó. Hầu hết các thiết bị trợ thính đều rất kín đáo (hãy ghi nhớ rằng các kiểu tóc có thể đóng vai trò lớn để che giấu máy).
Cuối cùng, việc không điều trị bệnh sẽ dẫn đến những cử chỉ vu vơ như mỉm cười hay gật đầu đồng tình khi bạn không hiểu mọi người đang nói gì và không nghe rõ hơn nếu không dùng máy trợ thính. Có vẻ như, một khi bạn đeo máy trợ thính, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện đến nỗi vấn đề thẩm mỹ sẽ không còn quá quan trọng đối với bạn. Thật vậy, máy trợ thính ngày hôm nay thậm chí với nhiều kiểu màu tươi đẹp, biến máy trợ thính trở thành đồ dùng thời trang thay vì phải che giấu nó đi!
Máy trợ thính cải thiện chất lượng cuộc sống của tôi như thế nào?
Việc chấp nhận điều trị bệnh giảm thính lực có thể thực sự biến đổi cuộc sống của bạn. Nghiên cứu trên những người bị giảm thính lực và những người thân của họ đã cho thấy máy trợ thính đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội, cảm xúc, tâm lý và thể chất.
Cụ thể hơn, điều trị bệnh giảm thính lực cho thấy cải thiện:
- Giao tiếp trong các mối quan hệ
- Gần gũi và ấm áp cùng người thân trong gia đình
- Dễ dàng hơn trong giao tiếp
- Có quyền hạn
- Làm chủ cuộc sống
- Tham gia những hoạt động xã hội
- Sự sáng suốt của trí óc
- Ổn định tâm lý
Khi bạn xem xét kỹ tất cả những lợi ích của việc nghe tốt hơn, bạn có thể thấy rằng máy trợ thính nắm giữ tiềm năng to lớn chắc chắn làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Thông tin hữu ích cho bạn
Trung tâm Giải pháp Thính học Ứng dụng Cát Tường - đơn vị tiên phong tại Việt Nam hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thính học ứng dụng, cung cấp các giải pháp trợ giúp nghe phù hợp với nhiều lựa chọn, luôn là đơn vị cập nhật & ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thính học thế giới vào Việt Nam. Với hơn 20 năm hoạt động, Trợ thính Cát Tường đã giúp cho nhiều trẻ em bị nghe kém bẩm sinh đón nghe được âm thanh của cuộc sống, hòa nhập trọn vẹn với cộng đồng.